Lượt xem: 338

Phát triển tốt mô hình sản xuất lúa - cá sẽ làm thí điểm nhân rộng

Đó là phát biểu của đồng chí Vương Quốc Nam - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng tại chuyến khảo sát mô hình sản xuất lúa - cá trên địa bàn thị xã Ngã Năm vào ngày 26/10. Cùng tham gia Đoàn khảo sát có đồng chí Huỳnh Ngọc Nhã - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; lãnh đạo các đơn vị liên quan trực thuộc sở; lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan; lãnh đạo UBND và Phòng Kinh tế thị xã Ngã Năm.

 


Đoàn khảo sát đến tham quan thực tế ruộng lúa sản xuất lúa - cá, của một số hộ dân trên địa bàn xã Long Bình (thị xã Ngã Năm). Ảnh: Thúy Liễu

 

    Theo đó, Đoàn đã đến khảo sát thực tế ruộng sản xuất lúa - cá của hộ ông Lê Văn Dũ và hộ ông Lê Văn Ít, xã Long Bình, thị xã Ngã Năm. Đây là hai trong hàng trăm hộ dân trên địa bàn thị xã Ngã Năm, vào dịp tháng 8 dương lịch hằng năm, khi con nước lũ từ thượng nguồn đổ về tràn đồng, hộ dân tận dụng ruộng canh tác lúa của gia đình khi lúa đã thu hoạch xong để vây lưới bắt cá trong tự nhiên vào mùa nước lũ, kết hợp thả nuôi thêm một số giống cá có giá trị kinh tế cao như: Cá sặc rằn, cá lóc, cá trê vàng, cá rô trong ruộng để nuôi dưỡng cá chờ ngày thu hoạch. Theo chia sẻ từ ông Dũ và ông Ít, thông qua việc tận dụng nước lũ về trên ruộng, kết hợp thả thêm cá vào ruộng, sau khi nước lũ rút số lượng cá thu về hàng tấn, đem lại thu nhập từ 40 triệu - 70 triệu đồng/vụ (hơn 3 tháng) với diện tích đất ruộng bình quân khoảng 4 ha - 6 ha. Số tiền trên đảm bảo tốt đời sống cho nông hộ trong những tháng mùa nước lũ, không thể sản xuất lúa.

    Đồng chí Vương Quốc Nam - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, việc sản xuất lúa - cá trong hộ dân tại thị xã Ngã Năm thật ra mới hình thành lại trong những năm gần đây. Để đánh giá hiệu quả mô hình, lãnh đạo UBND tỉnh tổ chức chuyến đi khảo sát thực tế, nhằm xem lại mô hình nếu có hướng phát triển tốt sẽ cho thí điểm, vì Ngã Năm thuộc địa phương vùng trũng, thường chỉ làm 2 vụ lúa/năm và vào tháng 8, 9, 10 hằng năm nước lũ về kèm lượng nước mưa nên bà con không thể sản xuất lúa. Chính vì vậy, người dân tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có trong mùa nước vừa bắt cá tự nhiên, vừa nuôi thêm một số loại cá để tạo thu nhập xen canh với cây lúa. Vùng đất thị xã Ngã Năm có điều kiện thuận lợi trong việc duy trì phát triển cá tự nhiên, do vậy, hướng khả thi để duy trì sản xuất lúa - cá vùng này là thành lập tổ hợp tác có diện tích 5 ha, 10 ha trở lên với đê bao khép kín thì Nhà nước hỗ trợ cùng người dân làm mô hình để nhân rộng. Cùng với đó, ngành chuyên môn phải đánh giá diện tích, sản lượng, giống, thị trường trong vùng sản xuất lúa - cá, nhằm hình thành mô hình thật bền vững.

Thúy Liễu



Phim tư liệu
  • Phát biểu của đồng chí Lâm Tấn Hòa
  • Ngày hội văn hóa thể thao du lịch đông bào Khmer Nam bộ và Lễ hội Óoc-Om-Bóc Đua ghe Ngo 2022
  • Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ Hai - năm 2022
1 2 3 4 5  ... 


No title... No title... No title...
Thống kê truy cập
  • Đang online: 53
  • Hôm nay: 130
  • Trong tuần: 70,557
  • Tất cả: 11,802,564